Dung môi pha sơn là gì? Tính chất đặc trưng và TOP 8 loại dung môi phổ biến

09/03/2025

|

Tin tức công nghiệp

Dung môi pha sơn được ứng dụng trong ngành công nghiệp với vai trò làm giảm độ nhớt, tăng độ dày màng và hỗ trợ quá trình sơn được dễ dàng. Vậy dung môi pha sơn được hiểu cặn kẽ hơn là gì? Bài viết dưới đây cung cấp bạn đọc thông tin về tính chất đặc trưng, gợi ý sản phẩm dung môi pha sơn phổ biến và lưu ý bảo quản – sử dụng. Xem ngay nhé!

>> Xem thêm:

Dung môi pha sơn là gì?

Dung môi pha sơn là các chất lỏng được sử dụng để hòa tan, làm loãng hoặc điều chỉnh độ nhớt của sơn, giúp sơn dễ dàng thi công hơn trên bề mặt. Đây là thành phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất và ứng dụng sơn, đảm bảo lớp sơn mịn, đều màu và bám dính tốt. Dung môi pha sơn có thể là hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ, tùy thuộc vào loại sơn và mục đích sử dụng.

Ngoài ra, dung môi còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch dụng cụ sơn và điều chỉnh thời gian khô của sơn. Với sự đa dạng về tính chất và ứng dụng, việc lựa chọn dung môi phù hợp là yếu tố then chốt để đạt được hiệu quả tối ưu.

Dung môi pha sơn
Dung môi pha sơn là các chất lỏng được sử dụng để hòa tan, làm loãng hoặc điều chỉnh độ nhớt của sơn (Nguồn: Sưu tầm)

Tính chất đặc trưng của dung môi pha sơn

Tính chất hóa học

Tính chất hóa học của dung môi có thể gây phản ứng hóa học và quyết định khả năng tương thích với các thành phần trong sơn như nhựa, chất tạo màu hay phụ gia. Dung môi thường là các hợp chất hữu cơ như hydrocarbon, alcohol, ester hoặc ketone, có khả năng hòa tan tốt và bay hơi nhanh. Do đó, kỹ thuật viên cần lựa chọn loại dung môi phù hợp với nhu cầu sử dụng, hạn chế sơn bị lắng, vón cục, thay đổi màu sơn, tạo ra chất lạ,… ảnh hưởng đến chất lượng của dung dịch.

Tính chất hóa học của dung môi pha sơn
Tính chất hóa học của dung môi có thể gây phản ứng hóa học và quyết định khả năng tương thích với các thành phần trong sơn (Nguồn: Sưu tầm)

Độ tan

Độ tan là yếu tố quan trọng, thể hiện khả năng dung môi hòa tan chất rắn hoặc chất lỏng trong sơn. Dung môi có độ tan cao giúp sơn dễ dàng đạt được độ đồng nhất, tạo nên lớp phủ mịn màng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp dung môi pha sơn có độ tan thấp nhằm tại hiệu ứng nhũ, người dùng không nên áp dụng cách phun sơn lên bề mặt. Bởi điều này sẽ gây nên hiện tượng bọt khí, vón hạt, tạo nên bề mặt sơn không bằng phẳng, loang lổ mất thẩm mỹ.

Độ tinh khiết

Độ tinh khiết của dung môi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sơn như: Độ lên màu, độ bóng, độ bền màu,… Dung môi có tạp chất có thể gây ra hiện tượng vón cục, làm giảm độ bền và thẩm mỹ của lớp sơn.

dung môi pha sơn
Độ tinh khiết quyết định trực tiếp đến chất lượng sơn như: Độ lên màu, độ bóng, độ bền màu,… của lớp phủ bề mặt (Nguồn: Sưu tầm)

Độ phân cực

Dung môi được chia thành hai loại chính: phân cực (như nước, alcohol) và không phân cực (như xăng thơm, toluene). Độ phân cực quyết định khả năng tương tác với các loại nhựa sơn khác nhau. Loại dung môi phân cực sẽ hòa tan các chất phân cực, còn dung môi không phân cực sẽ hòa tan các chất không phân cực.

Tỷ trọng

Tỷ trọng của dung môi ảnh hưởng đến cách pha trộn và phân bố trong hỗn hợp sơn, ảnh hưởng đến dẫn đến thời gian khô và độ bóng của bề mặt. Dung môi có tỷ trọng thấp thường bay hơi nhanh, trong khi loại tỷ trọng cao giúp sơn khô chậm hơn, phù hợp với từng điều kiện thi công.

Gợi ý TOP 8 loại dung môi pha sơn ứng dụng phổ biến nhất hiện nay

Dung môi pha sơn Alkyd

Dung môi pha sơn alkyd thường là các hydrocacbon như xăng thơm hoặc dầu khoáng. Loại này phù hợp với sơn alkyd nhờ khả năng hòa tan nhựa tốt, làm giảm độ nhớt (độ đặc) của sơn, rất dễ bay hơi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, giúp lớp sơn bền, bóng và tăng khối lượng phủ bề mặt của sơn.

Dung môi pha sơn alkyd
Dung môi pha sơn alkyd làm giảm độ nhớt (độ đặc) của sơn, rất dễ bay hơi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (Nguồn: Sưu tầm)

Dung môi pha sẵn (Thinner)

Thinner là hỗn hợp dung môi phổ biến, gồm toluene, acetone và xăng thơm. Đây là lựa chọn lý tưởng để làm loãng sơn dầu, sơn PU và sơn công nghiệp, ứng dụng để pha sơn hoặc làm sạch bề mặt khi bề mặt sàn bị thấm dầu, vệ sinh các dụng cụ thi công sơn.

>> Xem thêm: Dung môi pha sẵn: Giải pháp tối ưu thời gian và tiết kiệm chi phí sản xuất

Dung môi pha sơn Butyl

Butyl acetate (hay còn gọi là dung môi butyl cellosolve) thường được sử dụng để pha trộn với các loại sơn epoxy, urethane và acrylic. Dung môi có tốc độ bay hơi trung bình, phù hợp với sơn nitrocellulose và sơn phủ bề mặt, mang lại độ mịn và khả năng chịu nhiệt tốt.

>> Xem thêm: Dung môi Butyl là gì? Tính chất đặc trưng và 4 loại được ứng dụng phổ biến

dung môi pha sơn
Butyl acetate thường được sử dụng để pha trộn với các loại sơn epoxy, urethane và acrylic (Nguồn: Sưu tầm)

Xăng Thơm

Xăng thơm (aromatic hydrocarbon) là dung môi không thể thiếu trong sản xuất sơn dầu và sơn alkyd (loại sơn dầu và nitrocellulose). Với giá thành hợp lý, loại này được sử dụng phổ biến trong xây dựng, tuy nhiên, xăng thơm không thân thiện với môi trường và có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu không được sử dụng đúng.

dung môi pha sơn
Xăng thơm (aromatic hydrocarbon) là dung môi không thể thiếu trong sản xuất sơn dầu và sơn alkyd (Nguồn: Sưu tầm)

Isopropyl Alcohol (IPA)

IPA là dung môi phân cực, thường dùng cho sơn gốc nước, sơn acrylic hoặc làm sạch bề mặt trước khi sơn như trong ngành công nghiệp điện tử, IPA có khả năng làm sạch các bề mặt điện tử trước khi sơn. Dung môi Isopropyl Alcohol an toàn, ít độc hại và dễ bay hơi.

Nước

Nước là dung môi thân thiện môi trường, dùng cho sơn gốc nước (water-based paint). Đây là lựa chọn tối ưu cho các công trình yêu cầu tính bền vững như: Các loại sơn trang trí, sơn nội thất và sơn ngoại thất. Tuy nhiên, dung môi nước có hạn chế về thời gian khô lâu hơn so với các loại dung môi khác.

dung môi pha sơn nước
Nước là lựa chọn tối ưu cho các công trình yêu cầu tính bền vững (Nguồn: Sưu tầm)

Dung môi pha sơn Epoxy

Dung môi như xylene hoặc ketone thường được dùng cho sơn epoxy nhờ khả năng hòa tan nhựa epoxy, tạo lớp phủ cứng, chống ăn mòn hiệu quả, bề mặt sơn sau khi hoàn thiện láng bóng và thường được ứng dụng bề mặt kim loại, sắt, thép.

>> Xem thêm:

Dung môi pha sơn xylene
Dung môi như xylene hoặc ketone thường được dùng cho sơn epoxy nhờ khả năng hòa tan nhựa epoxy, tạo lớp phủ cứng (Nguồn: Sưu tầm)

Dung môi pha sơn Acrylic

Sơn acrylic thường sử dụng dung môi như toluene hoặc acetone để tăng độ loãng và cải thiện khả năng bám dính trên bề mặt kim loại, gỗ hoặc nhựa. Dung môi pha sơn acrylic dễ bay hơi, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đậy nắp kỹ và bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.

>> Xem thêm: Tìm hiểu dung môi pha màu acrylic: 7 loại phổ biến và lưu ý sử dụng

Lưu ý khi sử dụng dung môi pha sơn

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng dung môi pha sơn, bạn cần lưu ý:

  • Đeo đồ bảo hộ: Dung môi thường có tính bay hơi cao và dễ gây kích ứng da, mắt hoặc đường hô hấp. Sử dụng găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ là cần thiết.
  • Thông thoáng không gian: Làm việc ở khu vực có không khí lưu thông tốt để tránh hít phải hơi dung môi độc hại.
  • Pha đúng tỷ lệ: Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sơn.
  • Bảo quản cẩn thận: Đậy kín nắp, để xa nguồn nhiệt và ánh nắng trực tiếp để tránh cháy nổ.
  • Xử lý chất thải: Không đổ dung môi dư thừa ra môi trường, hãy xử lý theo quy định để bảo vệ hệ sinh thái.
dung môi pha sơn
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng dung môi pha sơn, kỹ thuật viên cần đeo đồ bảo hộ tránh gây kích ứng da, mắt hoặc đường hô hấp (Nguồn: Sưu tầm)

Dung môi pha sơn không chỉ là “người bạn đồng hành” của sơn mà còn là yếu tố quyết định chất lượng thi công. Việc hiểu rõ tính chất và ứng dụng của từng loại dung môi sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp, đảm bảo hiệu quả và an toàn. Nếu bạn đang tìm kiếm dung môi pha sơn chất lượng, hãy cân nhắc các loại phổ biến như thinner, xăng thơm hay IPA để tối ưu hóa dự án của đơn vị!

Liên hệ ngay K-Chem – Đơn vị chuyên cung cấp dung môi pha sơn uy tín, chất lượng và giá cả phải chăng để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm nhé!

CÔNG TY TNHH K-CHEM VIỆT NAM

  • Địa chỉ: Đường N6B, Lô F, Cụm Công Nghiệp Phú Chánh 1, Phường Phú Chánh, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
  • Tel: +84 274 362 0218
  • Email: info@k-chem.vn

Nguồn tham khảo: