Hóa chất công nghiệp là gì? Tính chất, phân loại, ứng dụng và lưu ý sử dụng
22/02/2025
|
Tin tức
Hóa chất công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống thực tế hiện nay từ quy trình sản xuất nguyên liệu thô đến sản phẩm đầu ra hoàn chỉnh. Vậy hóa chất công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cụ thể hơn là gì? Cùng xem thêm nội dung chi tiết về phân loại, ứng dụng, sản phẩm phổ biến và lưu ý khi sử dụng hóa chất công nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm:
- Gợi ý TOP 5 hóa chất tẩy sơn phổ biến và lưu ý sử dụng
- 6 loại dung môi công nghiệp và ứng dụng trong đời sống thực tế
- Dung môi là gì? Phân loại, tính chất, ứng dụng của dung môi
Hóa chất công nghiệp là gì?
Hóa chất công nghiệp được tạo ra từ nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau, có thể ở dạng rắn, lỏng, khí, plasma hoặc tồn tại dưới dạng đơn chất hoặc hợp chất với đặc tính hóa học không đổi. Hóa chất công nghiệp thường được sử dụng trong các quy trình sản xuất, chế biến, và bảo trì thiết bị trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Tính chất đặc trưng của hóa chất công nghiệp
Tính chất hóa học
- Nguồn gốc: Tạo ra từ các nguyên tố hóa học với điều kiện không đổi.
- Điều kiện bảo quản: kín đáo, vật liệu bảo quản có khả năng chịu được sự ăn mòn của hóa chất (như: bao, phuy, thùng, can hoặc téc chứa,…)
Tính chất vật lý
- Trạng thái: Chất rắn, chất lỏng, chất khí và Plasma, có thể thay đổi bởi các tác nhân về nhiệt độ, áp suất và môi trường.
- Tính hòa tan: Tan nhiều/ít/không tan trong nước hoặc các loại dung môi công nghiệp khác.

Phân loại hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên tính chất và ứng dụng của chúng. Dưới đây là một số phân loại phổ biến:
Hóa chất cơ bản
Hóa chất cơ bản là loại hóa chất thô, thuộc hóa chất cơ bản có nguồn gốc từ dầu, polyme, hoặc chất vô cơ cơ bản (các chất như clo, natri hydroxit, sunfuric và axit nitric,..). Hóa chất này được ứng dụng trong ngành sản xuất tiêu dùng với số lượng lớn.
Hóa chất chuyên dụng (đặc dụng)
Hóa chất chuyên dụng thường được ứng dụng cho ngành công nghiệp mang tính chất đặc thù như ngành kỹ thuật, dệt may,… ứng dụng để bảo vệ cây, các loại sơn, mực in và chất màu hay và các loại chất được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau như giấy, ngành dệt may và kỹ thuật.

Hóa chất tiêu dùng
Hóa chất tiêu dùng được sản xuất từ nhóm hóa chất cơ bản, yêu cầu cao về độ an tòa và tính thân thiện với môi trường và con người. Hóa chất tiêu dùng thường ứng dụng chủ yếu trong ngành hàng tiêu dùng như: các chất tẩy rửa (xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm,…), các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Ứng dụng của hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp và có vai trò quan trọng trong nhiều quy trình sản xuất, chế biến và bảo trì. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của hóa chất công nghiệp:
- Ngành xây dựng: giúp cải thiện các tính chất của vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, gạch, và vật liệu cách nhiệt. các hóa chất này có thể tăng độ bền, chống thấm, hoặc làm giảm thời gian khô.
- Ngành chế biến thực phẩm: được sử dụng trong các công đoạn chế biến, bảo quản, tạo màu, hoặc tạo hương cho thực phẩm.
- Ngành dược phẩm: sử dụng trong sản xuất thuốc, mỹ phẩm, và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, giúp tăng hiệu quả điều trị và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Ngành ô tô và điện tử: được dùng trong sản xuất các linh kiện điện tử, nhựa, cao su, và vật liệu cấu trúc của ô tô. các chất này giúp đảm bảo độ bền và độ chính xác của các bộ phận.
- Ngành dệt may: được sử dụng trong quá trình nhuộm vải, tẩy trắng, và hoàn thiện sản phẩm vải. chúng giúp vải có màu sắc đẹp, độ bền cao và khả năng chống nhăn.
- Ngành năng lượng: tham gia vào các quy trình khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng, như trong sản xuất dầu khí, xử lý than, và chế tạo pin, ắc quy.

TOP 5 hóa chất công nghiệp ứng dụng phổ biến nhất hiện nay
Hóa chất Sulfuric Acid (H2SO4 đậm đặc 98%)
- Trạng thái: Chất lỏng không màu, không mùi
- Công dụng: Ứng dụng xử lý rác thải, ngành sản xuất: chất tẩy rửa, sơn, màu nhuộm, phân bón, thuốc trừ sâu,…
- Lưu ý: Có tính ăn mòn cao, nên bảo quản trong bồn kim loại, khó bị ăn mòn.

Hóa chất Ethylene (C2H4)
- Trạng thái: Dạng khí, không màu, không mùi, không vị
- Công dụng: Sản xuất linh kiện điện tử, thép không rỉ,…
- Lưu ý: Dễ cháy trong điều kiện môi trường bảo quản quá kín, dễ gây bỏng rát, ngạt thở nếu tiếp xúc trực tiếp vào da.

Hóa chất Propylene (C3H6)
- Trạng thái: Dạng khí không màu, có mùi nhẹ (giống dầu mỏ)
- Công dụng: Vật liệu chính trong công nghiệp hóa dầu, nhựa
- Lưu ý: Dễ bay hơi, bắt lửa, cần bảo quản kín và xa chất dễ gây cháy nổ

Hóa chất Nitơ (N2)
- Trạng thái: Dạng khí, không màu, không mùi
- Công dụng: Sản xuất linh kiện điện tử, thép không rỉ
- Lưu ý: Dễ cháy trong điều kiện môi trường bảo quản quá kín, dễ gây bỏng rát, ngạt thở nếu tiếp xúc trực tiếp vào da.

Hóa chất Natri Hydroxide (NaOH)
- Trạng thái: Thể rắn (dạng: viên, hạt) màu trắng
- Công dụng: Ứng dụng trong ngành công nghiệp: sản xuất chất tẩy rửa, tơ nhân tạo, giấy,… xử lý nước thải, điều chỉnh độ pH
- Lưu ý: Tính ăn mòn cao, có thể gây bỏng rát, khó chịu nếu tiếp xúc trực tiếp vào da.

Lưu ý khi sử dụng hóa chất công nghiệp
Việc sử dụng hóa chất công nghiệp yêu cầu sự cẩn trọng và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường. dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng hóa chất công nghiệp:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: trước khi sử dụng, hãy đọc kỹ nhãn mác và các hướng dẫn sử dụng của hóa chất, điều này giúp bạn hiểu rõ về cách sử dụng an toàn và những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Bảo vệ cá nhân: sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân (ppe) như găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang, và quần áo bảo hộ để giảm thiểu tiếp xúc với hóa chất.
- Lưu trữ hóa chất đúng cách: hóa chất phải được lưu trữ ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và xa tầm tay trẻ em. Cần phân loại hóa chất theo nhóm để tránh phản ứng không mong muốn.
- Xử lý chất thải hóa chất đúng quy trình: không xả hóa chất ra môi trường khi không cần thiết. Cần có phương pháp xử lý chất thải hóa chất theo đúng quy định, tránh gây ô nhiễm.
- Đảm bảo an toàn trong quy trình sản xuất: cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị, máy móc sử dụng hóa chất để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sản xuất và chế biến.

Hóa chất công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành sản xuất và chế biến. Việc sử dụng hóa chất công nghiệp đúng cách không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn bảo vệ sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường. Do đó, việc hiểu rõ về các loại hóa chất, ứng dụng và các lưu ý an toàn khi sử dụng là vô cùng quan trọng.
Tags: dung môi pha màu acrylic, dung môi butyl, dung môi pha mực in ống đồng, dung môi pha mực in flexo, dung môi pha mực in, dung môi pha mực in bao bì, dung môi pha sơn epoxy, dung môi pha sẵn, dung môi mibk, dung môi pha mực PET, dung môi mek
K-Chem đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp hóa chất công nghiệp đảm bảo về chất lượng, xuất xứ, chất lượng với mức giá tốt. Liên hệ ngay K-Chem để nhận giá ưu đãi về hóa chất công nghiệp với số lượng lớn nhé!
CÔNG TY TNHH K-CHEM VIỆT NAM
- Địa chỉ: Đường N6B, Lô F, Cụm Công Nghiệp Phú Chánh 1, Phường Phú Chánh, TP. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Tel: +84 274 362 0218
- Email: info@k-chem.vn
Nguồn tham khảo:
|